BUỔI HỌP PHHS DỄ THƯƠNG

Tên file: BUỔI-HOP-PHHS-DỄ-THƯƠNG.doc
Tải về

BUỔI HOP PHHS DỄ THƯƠNG

MỘT SỐ VIỆC LÀM ĐỂ BUỔI HỌP

PHỤ HUYNH TRỞ NÊN “DỄ THƯƠNG” HƠN
(chia sẻ của một giáo viên)

1. Chuẩn bị 4 cái phong bì: Cảm ơn, Xin lỗi, Hứa hẹn, Mong ước. Yêu cầu HS viết những lời nhắn nhủ đến PHHS, rồi bỏ vào mỗi phong bì đó, không cần ghi tên, GV sẽ lựa chọn và đọc cho PHHS nghe trong buổi họp. HS đã rất hồn nhiên và có những điều các em viết vừa trẻ con, vừa sâu sắc đến không ngờ.

2. GV phát cho HS những tờ bìa xanh đỏ tím vàng mang tên: BẢNG GHI NHẬN NHỮNG ĐIỀU TỐT, cho HS ghi tên mình và trang trí lên đó. Sau đó, tờ bìa đó sẽ được chuyển đến tay từng bạn trong lớp. Các bạn HS còn lại có nhiệm vụ ghi vào đó thật ngắn gọn những mặt tốt mà em nhìn thấy ở bạn (nguyên tắc: không nhận xét về ngoại hình, bạn viết sau ko trùng lặp với bạn đã viết trước). Mỗi HS sẽ được tất cả các bạn HS khác trong lớp Khen mình. Em cho HS đọc rồi thu lại, buổi họp PHHS phát lại cho các bố mẹ. Để làm được cái này cũng mất khoảng 2-3 buổi sinh hoạt lớp mới xong.
3. Tương tự như cái số 2, nhưng nội dung là ghi lên đó những lời khuyên bạn NÊN và KHÔNG NÊN làm (thực chất là chỉ ra những nhược điểm của bạn nhưng góp ý một cách nhẹ nhàng). Em cũng lại phát cho PHHS đọc để hiểu về con mình. Có PHHS chia sẻ đọc cái này mới biết là con mình có biết nói bậy chứ ở nhà cháu ngoan lắm (vì tờ đó có bạn ghi là “cậu không nên nói bậy nữa”)
4. Nhân tiện chương trình Văn có bài học viết báo cáo, em cho HS thực hành luôn bằng cách viết 1 báo cáo gửi cô giáo và bố mẹ để trình bày những điều em đã làm được và chưa làm được trong năm học, đồng thời đề ra phương hướng phấn đấu. Tiếp tục thu lại và gửi PHHS.
5. GV làm 1 mẫu KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG HÈ, cho HS tự điền vào đó những nội dung dự định và mong muốn sẽ thực hiện trong hè về nhiều mặt (học tập, đọc sách, chơi thể thao, giúp đỡ bố mẹ, về quê, v.v…), viết ra những khó khăn khi thực hiện từng nội dung trong kế hoạch, những mong muốn cha mẹ hỗ trợ để thực hiện kế hoạch đó. Lại làm và gửi PHHS để đọc và phối hợp.
6. GV cho đề văn (in sẵn trên giấy A4 bìa cứng và HS viết luôn vào đó) đại loại: “Có những lời yêu thương chưa kịp sẻ chia, có những nỗi buồn chưa kịp giãi bày, những tâm sự sâu kín chưa dám nói…. với mẹ cha. Con hãy viết 1 bài văn để chia sẻ ….”. HS lại viết. Ngay trong buổi họp, có nhiều PHHS vừa đọc vừa khóc trước những tâm sự của con.
7. Trong buổi họp, GV cho PHHS xem các video hoạt động của nhà trường các hình ảnh và video về các hoạt động của lớp (xem lại các buổi tham quan dã ngoại có PHHS tham gia và cũng chơi các trò chơi kéo co, nhảy bao bố…. với HS, cũng reo hò, ngã lăn quay, em chiếu lại để PHHS thấy được những hoạt động đó vui vẻ như thế nào, họ rất thích thú).
8. GV dành một ít thời gian trong buổi họp PHHS cuối năm học để PHHS ghi lại cảm tưởng, ý kiến, băn khoăn, thắc mắc … Mỗi PHHS đều được phát 1 tờ giấy A4 trên đó có các câu hỏi, gợi ý cụ thể để PHHS dễ bày tỏ. Nhờ đó GV có thể hiểu hơn và kịp thời giải đáp những băn khoăn, hiểu lầm của PHHS.
9. Để chuẩn bị cho buổi họp sắp tới, giờ sinh hoạt tuần trước em cũng đã cho HS ghi lại: những điều khiến con thích thú khi đến trường, những khó khăn gặp phải từ đầu năm học (ở nhà, ở trường), những mong muốn, nguyện vọng với bố mẹ, thầy cô, v.v…để qua đó em tổng hợp và trao đổi lại với HS, với PHHS.
10. GV cũng gửi mỗi HS mang về 1 tờ giấy lấy ý kiến PHHS về một số vấn đề liên quan đến học hành, trường lớp, giáo dục con tuổi dậy thì, v.v.. và đã thu lại, đang tập hợp để có nội dung bàn bạc trao đổi trong buổi họp sắp tới.
11. Điều GV KHÔNG LÀM trong tất cả các buổi họp PHHS: phê bình đích danh HS trong buổi họp. Nếu cần thì gặp riêng PHHS để trao đổi.
12. GỢI Ý cho các thầy cô chủ nhiệm trong buổi họp PHHS sắp tới: Các phòng học đã có sẵn máy chiếu, các thầy cô có thể chiếu hình ảnh giới thiệu về các phòng học, phòng chức năng, thư viện, nhà ăn, phòng ngủ, vườn cây, bể bơi….của trường. Nếu công phu hơn nữa thì quay các video mà chính thầy cô hoặc HS là các hướng dẫn viên giới thiệu về trường. Chắc chắn nhiều PHHS sẽ thích thú vì được “tham quan” trường như thế.
Untitled5

 Nguồn sưu tầm (Lê Thị Mỹ Uyên – Phó Hiệu trưởng)