Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh năm học 2023 – 2024

Tên file: KH-GIAO-DUC-SUC-KHOE-TAM-THAN.pdf
Tải về

Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh năm học 2023 – 2024

KẾ HOẠCH

Giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh

Năm học: 2023 – 2024

 

 

Căn cứ Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2024 của UBND huyện về việc Triển khai thực hiện Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn huyện, giai đoạn 2024 – 2030;

Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, Trường Tiểu học Tân Công Sính xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh năm học 2023 – 2024, với những nội dung cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần (SKTT) đối với trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (gọi chung là giáo viên) phụ trách tư vấn tâm lý học đường, nhân viên y tế trường học (YTTH) và phụ huynh học sinh (PHHS); tăng cường các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây rối loạn SKTT bao gồm: Tâm thần phân liệt, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, động kinh, trầm cảm, chậm phát triển trí tuệ, nạn nhân của sự xâm hại, bạo lực gia đình, học đường và các rối loạn SKTT khác trong đơn vị, góp phần hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

  1. Yêu cầu

– Xác định đầy đủ, cụ thể các nội dung nhiệm vụ được giao và lộ trình thực hiện, bảo đảm tính khả thi của các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

– Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, tổ chức, ban, ngành liên quan.

– Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch.

  1. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
  2. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giáo dục sức khỏe tâm thần

– Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên, PHHS và học sinh về giáo dục sức khỏe tâm thần, rối loạn SKTT.

– Tăng cường truyền thông, giáo dục về SKTT cho trẻ em, học sinh; lồng nghép nội dung tuyên truyền, giáo dục trong các hoạt động giáo dục phù hợp; tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ; các buổi sinh hoạt lồng ghép tìm hiểu về SKTT, các diễn đàn, các câu lạc bộ sức khỏe trong trường học.

  1. 2. Nâng cao năng lực cho giáo viên, PHHS và học sinh về rối loạn SKTT

– Triển khai các tài liệu và sổ tay truyền thông theo hướng dẫn của Sở Y tế và Sở GDĐT về công tác chăm sóc, hỗ trợ sàng lọc, can thiệp sớm đối với trẻ em, học sinh có biểu hiện rối loạn SKTT.

– Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên YTHĐ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác chăm sóc SKTT học sinh.

– Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục về SKTTcho trẻ em, học sinh vào các hoạt động giáo dục phù hợp.

– Tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục trải nghiệm, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho học sinh về SKTT, chú trọng rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột và duy trì các mối quan hệ lành mạnh nhằm giảm trầm cảm, lo âu, bạo lực, bắt nạt, giận dữ đối với trẻ em, học sinh.

  1. Công tác thực hiện chính sách và tăng cường phối hợp liên ngành

– Nhà trường tiến hành rà soát, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy định về tiêu chí trường học an toàn, ứng xử văn hóa, khen thưởng, kỷ luật học sinh, tạo môi trường để trẻ em, học sinh được phát triển toàn diện, giảm áp lực học tập.

– Chú trọng công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật, quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ khuyết tật hòa nhập, phát huy khả năng bản thân; tạo điều kiện hỗ trợ học sinh rối loạn SKTT được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập.

– Triển khai công cụ hỗ trợ đánh giá, sàng lọc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GDĐT.

– Cử CBQL, GV, NV tham gia các buổi truyền thông, giáo dục, tư vấn và chăm sóc, sàng lọc, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về SKTT của học sinh do cấp trên tổ chức. Tăng cường phối hợp, kết nối giữa nhà trường và gia đình trẻ trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh.

  1. Tăng cường chăm sóc và quản lý sức khỏe tâm thần ở trẻ em, học sinh

– Tổ chức đánh giá sức khỏe định kỳ của trẻ em, học sinh, kết hợp lồng ghép các hoạt động sàng lọc phát hiện sớm các vấn đề SKTT và dự phòng các yếu tố nguy cơ của rối loạn SKTT ở trẻ em, học sinh.

– Triển khai các chương trình giáo dục, chăm sóc, hỗ trợ, phòng ngừa và can thiệp sớm đối với các trường hợp trẻ em, học sinh có rối loạn SKTT trong đơn vị, chú trọng đến yếu tố giới và nhạy cảm về giới phù hợp với lứa tuổi ở trẻ em, học sinh.

– Thường xuyên cập nhật dữ liệu trẻ em, học sinh rối loạn SKTT vào cơ sở dữ liệu sức khỏe học sinh của ngành giáodục và đào tạo.

– Thúc đẩy hợp tác quốc tế, huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, phòng, ngừa các yếu tố nguy cơ của rối loạn SKTT.

III. KINH PHÍ THỰCHIỆN

Kinh phí thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước đã được phân bổ hằng năm theo phân cấp; nguồn tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác của đơn vị.

  1. TỔ CHỨC THỰCHIỆN

          – Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp để tập trung triển khai, thực hiện.

– Bố trí kinh phí, chủ động tham mưu huy động các nguồn lực hợp pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đảm bảo các điều kiện y tế trường học chăm sóc sức khỏe học sinh.

– Cập nhật và quản lý dữ liệu về học sinh có rối loạn SKTT trong cơ sở dữ liệu sức khỏe học sinh của trường.

Trên đây là kế hoạch của Trường Tiểu học Tân Công Sính về Giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh năm học 2023- 2024./.

 

Nơi nhận:

–          – Phòng GDĐT(báo cáo);

–          – CBQL, GV, NV;

–          – Website Trường;

–         – Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(ĐÃ ký)

 

 

Cao Thanh Thủy