Kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội trong nhà trường năm học 2023-2024

Tên file: KE-HOACH-PHONG-CHONG-BAO-LUC-HOC-DUONG-2024.pdf
Tải về

Kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội trong nhà trường năm học 2023-2024

KẾ HOẠCH

Phòng chống bạo lực học đường năm học 2023-2024

Căn cứ Công văn số 424/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 29/01/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai hệ thống phòng ngừa bạo lực học đường;

Căn cứ kế hoạch số: 361/ SGDĐT-CTTT ngày 28 tháng 04 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh;

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế của đơn vị.

Trường Tiểu học Tân Công Sính xây dựng Kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội trong nhà trường năm học 2023-2024 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học. Góp phần giáo dục thế hệ trẻ sống, lao động, học tập, làm việc theo pháp luật.

– Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.

– Kềm chế việc vi phạm pháp luật, không có tệ nạn ma tuý trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

  1. Yêu cầu

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường.

– Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo lực học đường. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh.

– Chủ động phòng ngừa, không để học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học.

  1. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
  2. Tổ chức cho từng học sinh, từng tập thể lớp ký cam kết nói không với bạo lực học đường, cam kết thực hiện luật an toàn giao thông, không vi phạm các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật, không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, đốt pháo nổ.
  3. Phối hợp với Công an xã, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về các nội dung liên quan đến bạo lực học đường; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ theo dõi tình hình khi học sinh vi phạm để có biện pháp giải quyết.
  4. Tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo nhà trường, TPT đội, giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ; chú trọng phòng ngừa việc đem đồ chơi mang tính kích động vào trong trường học nói riêng và bạo lực học đường nói chung. Phối hợp với phụ huynh học sinh quản lý chặt chẽ việc chuyên cần của học sinh.
  5. Tổ chức các hoạt động như: Tổ chức tuyên truyền về các nội dung liên quan xây dựng xã hội, cộng đồng, cơ quan, gia đình nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện, tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt theo từng loại hình.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống bạo lực học đường.

– Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả.

– Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.

– Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp học sinh vi phạm.

– Lãnh đạo nhà trường phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy bạo lực học đường trong các buổi chào cờ và tiết sinh hoạt lớp.

– Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CBGV trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn, lồng ghép trong các môn học, nhất là môn GDCD

  1. Đối với cán bộ giáo viên

– Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các buổi học chính khoá.

– Cùng Ban giám hiệu tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể cho học sinh tham gia cùng học sinh.

– Giảng dạy lồng ghép các môn học theo chương trình theo quy định.

– Tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác giảng dạy cho học sinh trong trường đạt hiệu quả khi được phân công.

– Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia để tránh xa tệ nạn xã hội

  1. Đối với học sinh

– Tham gia thi tìm hiểu kiến thức về Bạo lực học đường, an toàn trường học, phòng chống tệ nạn xã hội;

– Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.

– Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.

  1. Các đoàn thể phối hợp

* Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

– Phối hợp với Công an xã ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.

– Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho học sinh sinh hoạt, hoạt động lành mạnh trong năm học.

– Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường.

– Quán triệt đến học sinh ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

– Phối hợp tổ chức cho học sinh tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường vàcác tệ nạn xã hội trong nhà trường.

* Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.

– Triển khai đến Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường. Tổ chức sinh hoạt lớp. Theo dõi nắm tình hình học sinh trong lớp có ghi hoạt động của từng học sinh. Đối với học sinh cá biệt có biện pháp giáo dục cụ thể.

– Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống ma túy, bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thứcphong phú như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia.

– Xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời công tác đảm bảo ANTT của đơn vị và quản lý chặt chẽ học sinh thuộc lớp chủ nhiệm; kịp thời đề xuất với nhà trường các biện pháp đảm bảo ANTT và quản lý học sinh.

– Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh; nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm, nắm chắc diễn biến tư tưởng học sinh.

– Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động của học sinh xâm hại đến nhân phẩm, danh dự học sinh.

– Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn một số hành vi vi phạm đạo đức học sinh như: Đánh nhau, trộm cắp tài sản, đồ dùng học tập, gây rối trật tự công cộng, tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội hoặc phim ảnh đồi trụy …

– Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi lành mạnh, thu hút, lôi kéo được học sinh tham gia.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác phòng ngừa bạo lực học đường năm học 2023 – 2024 của Trường Tiểu học Tân Công Sính. Nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nghiêm túc thực hiện.